Nội quy học sinh trung học cơ sở là gì? Nội dung và nguyên tắc của nó là gì? Có những kiểu trình bày nội quy như thế nào? …
Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết!
Nội quy là gì?
Theo Từ điển tiếng việt, nội quy là những điều quy định để đảm bảo trật tự và kỉ luật trong một tập thể, một cơ quan nói chung.
Nội quy là những quy định mang tính bắt buộc đối với những người trong một tập thể nhằm bảo đảm trật tự và kỷ luật trong tập thể đó. Nội dung của nội quy thì không được trái với các quy định của pháp luật.
Chẳng hạn, khi đến một cơ quan nhà nước, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một bảng hiệu Nội quy phòng cháy chữa cháy như hình ảnh dưới đây:
Bởi phòng cháy chữa cháy là quy tắc bắt buộc ở mọi cơ quan, tổ chức nên nội quy này có thể được đặt ra ở gần như tất cả những nơi mà bạn đến.
Nội quy không thể hiện ý chí của nhà nước như pháp luật mà nó được hiểu là những quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ trong cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp … Nội quy được lập thành văn bản, in khổ lớn và thường được treo ở những nơi dễ nhìn.
Ví dụ chúng ta có Nội quy lao động, nội quy khu di tích lịch sử, nội quy phòng học, nội quy dành cho khách đến làm việc tại cơ quan, …
Nội quy học sinh trung học cơ sở là gì?
Tương tự như đặc trưng của nội quy nói chung, Nội quy học sinh trung học cơ sở là những quy định mang tính bắt buộc đối với tất cả học sinh trung học cơ sở (THCS) trong một trường nhằm bảo đảm trật tự và kỷ luật trong việc học tập, sinh hoạt của học sinh THCS.
Bên cạnh nội quy học sinh THCS là Nội quy dành cho các Cán bộ, giảng viên và nhân viên trong nhà trường:
Cấu trúc của nội quy học sinh trung học cơ sở
Nội quy học sinh THCS thường được kết cấu thành các Điều, khoản, mục, … Mỗi điều
Chẳng hạn:
- Điều 1 quy định về giờ đi học, tan học, nghỉ giữa giờ (ra chơi).
- Điều 2 quy định về trang phục khi đến trường, hiện nay chủ yếu là đồng phục riêng của nhà trường, ngoài ra có thể có quy định học sinh được phép mặc áo khoác dày hơn của mình khi thời tiết quá lạnh vào mùa đông …
- Điều 3 quy định về việc giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ tài sản.
- Điều 4 quy định về thái độ lễ phép chào hỏi, cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo, quan khách đến trường phải lịch sự, nghiêm túc, và giữa các học sinh với nhau phải thân thiện, hoà đồng, …
- Điều 5 là các quy định khác
Nội quy thường được ký tên và đóng dấu bởi Hiệu trưởng ở phần cuối để công nhận sự chính thức.
Nội dung của nội quy học sinh THCS có thể được thay đổi theo từng năm học cho phù hợp với điều kiện của trường.
Nội quy dành cho học sinh THCS cũng có thể ban hành thành văn bản, gửi đến từng lớp để phổ biến. Ví dụ dưới đây là Nội quy học sinh của Trường THCS Lương Định Của, Quận 2, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm học 2019 – 2020:
Bản nội quy được trình bày theo 5 mảng: Chuyên cần, Học tập, Nề nếp – Kỷ luật, Trang phục – tác phong và Vệ sinh – bảo quản tài sản nhà trường.
Kết thúc nội quy có chữ ký và dấu của Hiệu trưởng và chữ ký của đại diện hội phụ huynh cũng như học sinh.
Đôi khi, nội quy học sinh tHCS cũng được trình bày đơn giản và ngắn gọn theo mẫu dưới đây:
Về nguyên tắc giáo dục tâm lý, trong nội quy, nội dung nên tập trung vào những hành động tích cực mà nhà trường mong muốn học sinh hướng đến chứ không phải cấm học sinh và đưa ra các hình phạt nghiêm khắc nếu vi phạm.
Còn khi học sinh THCS vi phạm các quy định của nội quy, nhà trường có thể ban hành các hình thức kỷ luật cá biệt như Cảnh cáo trước toàn trường, Buộc thôi học có thời hạn, Phạt lao động công ích có thời hạn, …
Như vậy, nội quy học sinh THCS là văn bản vốn có ý nghĩa bắt buộc, tuy nhiên nó chủ yếu mang những định hướng về hành vi, cách ứng xử mọi học sinh THCS phải tuân thủ mỗi khi đến trường.
Khi đưa ra nội quy học sinh trung học cơ sở tốt nhất nên dựa trên khả năng nhận thức để mọi học sinh trong nhà trường đều có thể thực hiện được trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường và các em phải tự giác, tình nguyện thực hiện thì nội quy đó mới có hiệu quả.