Giáo dục con cái luôn là điều khiến các bậc phụ huynh và các bậc lãnh đạo trong nhà trường phải trăn trở và đau đầu. Vậy đâu là cách để giáo dục con cái tốt nhất? Vậy các em cần điều gì để có thể phát triển toàn diện nhất có thể? Đây có lẽ cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người từ trước đến tận bây giờ. Chính vì thế trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ mang đến người đọc các năng lực cần phát triển cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Các năng lực cần phát triển cho học sinh ở bậc trung học nên biết
Ở chương trình giáo dục, các em học sinh không chỉ cần được rèn luyện về những phẩm chất cần có mà còn cần thiết phải trau dồi thêm cho bản thân những năng lực thiết yếu để có thể phát huy và phát triển hết khả năng vốn có của mình và áp dụng chúng một cách nhuần nhuyễn vào trong cuộc sống.
Năng lực là gì?
Năng lực chính là một khái niệm được mọi người nhắc đến rất nhiều trên mọi lĩnh vực của đời sống và trong xã hội. Hơn nữa đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm năng lực. Dựa trên từ điển tiếng việt, năng lực dùng để chỉ khả năng và điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện được một hành động nào đó, trong một lĩnh vực nào đó. Năng lực còn được xem như là một phẩm chất tâm lý và sinh lý, giúp con người hình thành khả năng hoàn thành tốt một công việc hay một hoạt động nào đó với chất lượng tốt và hiệu quả cao.
Các năng lực cần phát triển cho học sinh chính là sự huy động và tập toàn bộ kiến thức và kỹ năng của con người để có thể hoàn thành tốt được một công việc cụ thể nào đó trong một lĩnh vực nhất định, những năng lực mà các học sinh cần hướng đến là:
- Năng lực của sự tự chủ và sự tự học: học sinh cần phải biết xác định những mục tiêu học tập cho riêng mình cũng như cần lên kế hoạch và thực hiện cách học, đồng thời phải tự biết đánh giá và điều chỉnh việc học tập sao cho phù hợp. Ngoài ra học sinh phải học cách tự giải quyết mọi vấn đề và phải có tính sáng tạo
- Năng lực của sự giao tiếp và hợp tác: Cần phải biết sử dụng các loại ngôn ngữ thông dụng cũng như xác định được các mục tiêu và lựa chọn nội dung, thái độ giao tiếp phải thật phù hợp và có chuẩn mực nhất định.
- Năng lực tính toán chính xác: Học sinh áp dụng những phép tính đo lường cơ bản, và các công cụ tính toán một cách linh hoạt và nhanh nhẹn
Các năng lực cần phát triển cho học sinh – chúng ta nên biết
Các năng lực cần phát triển cho học sinh được phân chia thành 2 nhóm năng lực đó là năng lực chuyên môn và năng lực chung
- Năng lực chung là những năng lực cốt lõi, cơ bản và thiết yếu để làm nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động và hành vi của con người trong cuộc sống và trong cả lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành dựa trên bản năng có sự di truyền của con người, qua quá trình giáo dục nó sẽ dần hình thành và phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống, để có thể đáp ứng yêu cầu phù hợp của từng loại hình hoạt động không giống nhau của chúng ta. Những năng lực chung của chúng ta sẽ được nhà trường và giáo viên giúp nó hình thành và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể như là:
- Biết tự chủ và tự học
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, hợp tác với những người xung quanh
- Khả năng giải quyết các vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau một cách sáng tạo và tốt nhất.
- Năng lực chuyên môn là những năng lực của con người được hình thành và phát triển dựa trên các cơ sở năng lực chung nhưng theo định hướng chuyên sâu và có sự riêng biệt trong từng các loại hình hoạt động, công việc cũng như các tình huống, môi trường khác nhau, có đặc thù riêng biệt. Chúng ta cũng có thể coi đây là một loại năng khiếu, giúp các em có thể tận dụng những ưu điểm bẩm sinh để mở rộng và phát huy thêm bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn cụ thể thường được nhà trường và giáo viên rèn luyện, phát triển là:
- Ngôn ngữ
- Tính toán
- Tin học
- Thể chất
- Thẩm mỹ
- Công nghệ
- Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
Các yêu cầu cần có để đạt được các năng lực cần phát triển cho học sinh
Đối với mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần đạt được các yêu cầu chung như năng lực, phẩm chất, để có thể phát huy được tối đa những điểm mạnh của bản thân, cụ thể như
- Tinh thần yêu nước, thương dân, nhân ái, trung thực và có tính trách nhiệm cao, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Chương trình giáo dục của nhà trường còn giúp học sinh phát triển những năng lực chung như hoạt động nhóm, xử lý các tình huống một cách khéo léo, biết giao tiếp với người xung quanh một cách khôn khéo và phù hợp. Ngoài ra còn tăng tính sáng tạo và kích thích sự tìm tòi, học hỏi của các em, làm tăng năng lực tự chủ và tự học.
- Phát triển những năng lực đặc thù mang tính cá nhân nư khả năng tính toán nhanh, nhớ lâu, năng lực học tốt ngoại ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực về công nghệ hay năng lực về thể chất, sức khỏe.
Tiêu chuẩn và quy định đánh giá các năng lực cần phát triển cho học sinh
Tiêu chuẩn về đánh giá thường xuyên
Đánh giá thường xuyên là dựa trên sự đánh giá về nội dung học tập và hoạt động giáo dục thường xuyên. Giáo viên cần có những áp dụng linh hoạt và phù hợp để có phương pháp đánh giá đúng đắn nhất. Mặt khác đối với sự đánh giá này sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết.
Tiêu chuẩn về đánh giá định kỳ
Đánh giá định kỳ là sự đánh giá về nội dung học tập và các hoạt động giáo dục vào giữa những học kỳ và thời điểm cuối năm. Giáo viên dạy môn học sẽ dựa trên hoặc căn cứ vào kết quả trong quá trình đánh giá thường xuyên.
Hơn nữa đối với phương pháp đánh giá định kỳ này về sự phát triển năng lực và phẩm chất, vào giữa các học kỳ hoặc cuối năm học, các cô giáo chủ nhiệm sẽ kết hợp các cô giáo bộ môn để có những nhận xét và đánh giá tốt nhất.
Với các năng lực cần phát triển cho học sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh và nhà trường có những phương pháp để phát triển con em của mình một cách hoàn thiện nhất, không chỉ về năng lực và cả phẩm chất, để trở thành những công dân có ích cho xã hội và cho đất nước.