Sàn gỗ bị mối mọt gây ra nhiều phiền toái cho người dùng, không chỉ mất thẩm mỹ, khó vệ sinh mà còn vô cùng tốn kém khi phải sửa chữa nhiều lần nhưng không đem lại hiệu quả triệt để. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, bạn nên ưu tiên sử dụng những vật liệu có kết cấu bền chắc, không bị mối mọt như tấm bê tông nhẹ Cemboard.
Khả năng chống mối mọt của tấm Cemboard
Tấm bê tông nhẹ Cemboard được cấu tạo bởi các thành phần từ thiên thiên như xi măng Portland, cát mịn Oxit Silic, sợi tinh chế Cellulose. Nhờ vậy, chúng sở hữu nhiều ưu điểm như khả năng chịu lực cao, chống nóng, chịu nước hiệu quả,… Trong đó, nổi bật nhất là khả năng chống mối mọt tuyệt vời.
1.1. Thành phần cấu tạo giúp chống mối mọt tự nhiên
Tấm bê tông nhẹ Cemboard được cấu tạo từ xi măng Portland (chiếm khoảng 70%) – đây là loại một vật liệu có chứa axitol, milolap và một số phụ gia kỵ nước khác. Từ đó, sản phẩm có khả năng chống ẩm, chống hấp thụ nước rất tốt và là môi trường hoàn hảo ngăn không cho mối mọt xâm nhập vào.
Vì vậy, sử dụng tấm Cemboard làm sàn cho căn nhà sẽ giúp tăng tính bền vững cho sàn và tránh được các vấn đề mối mọt hay hư hỏng do côn trùng gây ra một cách tự nhiên.
1.2. Cơ chế thoát hơi nước linh hoạt
Tấm Cemboard có khả năng chịu nước với hệ số hấp thụ nước thấp chỉ < 33% và độ trương nở khi ngâm nước trong 24 giờ chỉ 0,12%. Bên cạnh đó, các phần tử có trong tấm Cemboard được liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau, tạo ra một màn chắn, giúp tấm Cemboard có khả năng chịu ẩm cao.
Hơn nữa, với các khe rỗng trong cấu trúc màng chắn, tấm Cemboard có thể “thở 2 chiều”, từ đó, giúp tấm thoát hơi nước linh hoạt mỗi khi gặp môi trường ẩm ướt hay trời mưa. Như vậy, nhờ có các hệ số chịu nước ấn tượng cùng cơ chế thoát nước linh hoạt, tấm Cemboard sẽ giúp sàn nhà không bị mối mọt, vượt trội hơn rất nhiều so với sàn gỗ thông thường.
Ngoài ra, với đặc tính “thở 2 chiều” giúp thoát hơi nước linh hoạt và hạn chế tối đa mối mọt, bạn có thể ứng dụng tấm Cemboard cho các hạng mục như làm sàn nội thất, vách ngăn, ốp tường,…, đặc biệt là hạng mục thi công tấm Cemboard làm sàn ngoài trời – nơi phải chịu tác động thường xuyên từ mưa, bão.
Tấm Cemboard được ứng dụng làm sàn ngoài trời nhờ cơ chế thoát nước linh hoạt
1.3. Kết cấu bền chắc giúp tăng khả năng chống mối mọt xâm nhập
Khả năng chống mối mọt tuyệt vời của tấm Cemboard còn được thể hiện ở cấu trúc vô cùng chắc chắn nhờ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín Firm & Flex đến từ Châu Âu.
Công nghệ này có quy trình ép, nén tấm được giám sát nghiêm ngặt, từ đó, tạo những tấm Cemboard có kết cấu vững chắc, hạn chế tối đa các lỗ rỗng. Nhờ vậy, mối mọt khó có thể xâm nhập vào tấm, giúp bảo vệ công trình của bạn một cách trọn vẹn nhất.
Ngoài tấm cemboard thì tấm smartboard cũng có khả năng chống mối mọt, chịu lực, chịu nước tốt. Xem ngay: Báo giá tấm xi măng smartboard
Cách ứng dụng tấm Cemboard cho sàn bị mối mọt
Nếu sàn nhà của bạn đang gặp tình trạng mối mọt, đã sửa chữa nhiều lần nhưng không hiệu quả, bạn có thể tham cách ứng dụng tấm Cemboard cho sàn bị mối mọt dưới đây:
Bước 1: Tháo bỏ phần sàn gỗ bị mối mọt
Bạn cần loại bỏ phần sàn gỗ bị hư hỏng do mối mọt bằng cách tháo toàn bộ len chân tường và tháo gỡ lần lượt từng miếng sàn từ ngoài vào trong. Sau đó, bạn tiến hành quét dọn và vệ sinh sạch sẽ khu vực sàn gỗ vừa tháo gỡ để chuẩn bị thi công sàn Cemboard.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu làm sàn giả
Bạn cần đo kích thước sàn và tính toán số lượng mua tấm Cemboard phù hợp để xử lý toàn bộ diện tích bị mối mọt. Ngoài ra, khi thi công lót sàn, bạn nên chọn các tấm Cemboard có độ dày từ 10 – 20mm để đảm bảo khả năng chịu lực. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị các vật liệu đi kèm như: Sắt hộp, lưới thép, bay trát bả, keo xử lý mối nối, vít xà gồ, gạch men,…
Bước 3: Thi công hệ khung sắt chịu lực
Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu, bạn tiến hành thi công hệ khung sắt. Tùy thuộc vào từng kích thước mỗi căn nhà, bạn có thể lắp hệ khung sắt theo các kỹ thuật khác nhau. Thông thường, bạn cần lắp các thanh chính (40×80) đặt vuông góc với dầm phụ, cách khoảng 0,6m và các thanh phụ (20×40) đặt vuông góc với thanh chính, cách khoảng 0,3m.
Bước 4: Lắp các tấm cemboard vào khung
Bạn tiếp tục xếp so le các tấm Cemboard và khoan vít cố định các tấm Cemboard vào khung nhằm giúp tăng tính chịu lực cho hệ sàn. Sau đó, bạn sử dụng vít khoan đầu dù để cố định lưới thép và tấm Cemboard vào hệ thống khung sườn, nhằm tăng độ bền và độ cứng cho hệ thống sàn.
Bước 5: Tạo lớp phủ trước khi lát gạch
Để tăng độ bền và khả năng chống thấm nước cho sàn nhà, bạn nên tạo một lớp phủ trước khi lát gạch trên tấm Cemboard. Bạn có thể sử dụng keo dán hoặc xi măng để tạo lớp phủ trên bề mặt sàn Cemboard.
Tấm bê tông nhẹ Cemboard – Giải pháp khắc phục cho sàn bị mối mọt
Bước 6: Đóng khung trần chìm
Bạn tiến hành đóng khung trần chìm, để tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà phía dưới tầng và tận dụng chúng để lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, điều hòa hay âm thanh.
Bước 7: Lót gạch và hoàn thiện bề mặt
Sau khi đóng khung trần chìm xong, bạn tiến hành lót gạch và hoàn thiện bề mặt cho sàn nhà và tường. Để quá trình lót gạch đơn giản hơn, bạn có thể phân chia sàn nhà thành các ô vuông bằng dây kẽm hoặc dây thừng để dễ dàng lót gạch. Sau đó, trộn keo dán gạch theo tỷ lệ phù hợp và lót gạch từ trong ra ngoài.
Cuối cùng, điền các khe hở giữa các viên gạch bằng vữa xi măng hoặc keo chít khe và lau sạch bề mặt gạch bằng khăn ẩm để loại bỏ các vết keo dán dư thừa là hoàn thành.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn chi tiết về khả năng chống mối mọt của tấm Cemboard cũng như cách ứng dụng tấm Cemboard cho sàn bị mối mọt. Vì vậy, nếu sàn nhà của bạn đang gặp tình trạng trên, đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào cải tạo, sửa lại sàn bằng tấm Cemboard ngay nhé!