Không ít người đã từng trải qua cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi bị nghẹt mũi. Nghẹt mũi khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, học tập, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để giảm nghẹt mũi hiệu quả? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!
Nghẹt mũi xảy ra do nguyên nhân nào?
Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị tắc nghẽn, khiến việc thở qua mũi khó khăn hoặc không thể thở được.
Cuốn mũi phù nề gây ra nghẹt mũi
Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nhiễm trùng sẽ khiến các mô trên niêm mạc bị sưng lên và sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
- Dị ứng: Khi bị dị ứng, các mạch máu trong mũi sẽ giãn ra, tiết nhiều dịch nhầy hơn, niêm mạc phù nề. Vì vậy gây cản trở sự lưu thông và gây nghẹt mũi.
- Dị vật trong mũi: Dị vật trong mũi sẽ chặn đường thông khí, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
- Rối loạn nội tiết tố: Các rối loạn nội tiết tố có thể khiến các mô trong mũi bị sưng lên và sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
- Các bệnh lý khác: Các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm xoang mãn tính, u xơ mũi,… cũng có thể gây nghẹt mũi.
Giảm nghẹt mũi nhanh chóng chỉ với biện pháp đơn giản dưới đây
Rửa mũi hàng ngày
Vệ sinh mũi bằng nước muối là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp loại bỏ bụi bẩn, dịch nhầy và giảm tình trạng phù nề niêm mạc mũi. Hiện nay, bên cạnh nước muối đẳng trương, dung dịch muối ưu trương cũng được sử dụng ngày càng phổ biến.
Nước muối đẳng trương có độ thẩm thấu tương đương với dịch ngoại bào, giúp cuốn trôi bụi bẩn và làm loãng dịch nhầy.
Nước muối ưu trương có độ thẩm thấu cao hơn, giúp giảm phù nề và sưng viêm ở cuốn mũi, từ đó giúp đường thở thông thoáng hơn.
Rửa mũi hàng ngày giúp thông thoáng đường thở
Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều loại dung dịch muối rửa mũi được bổ sung thêm các thành phần như Cu2+, Zn2+, tinh dầu bạc hà, khuynh diệp… giúp cải thiện tình trạng viêm mũi nhanh chóng hơn.
Cách giảm nghẹt mũi bằng tinh dầu
Tinh dầu được biết đến với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Vì vậy tinh dầu thường được sử dụng để giảm tình trạng nghẹt mũi.
Bạn có thể sử dụng phương pháp xông tinh dầu để giảm nghẹt mũi. Đây được xem là biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Khi xông, hơi ấm cùng với tinh dầu sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc mũi, thông thoáng đường thở.
Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng tinh dầu với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Sử dụng hoạt chất co mạch
Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ y tế, nghẹt mũi có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc co mạch tại chỗ như Xylometazolin, Ephedrin, Oxymetazolin,… Các hoạt chất này giúp giảm phù nề, sung huyết mũi, cải thiện tình trạng khó thở do nghẹt mũi. Tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc từ 3-5 ngày để tránh tình trạng khô mũi, chảy máu cam, đau nhức mũi,…
NHỎ MŨI JAZXYLO – TIÊN PHONG trong điều trị nghẹt mũi cho trẻ từ 3 THÁNG TUỔI
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc co mạch, do đó người tiêu dùng cần chú ý khi lựa chọn thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trước đây Naphazolin thường được sử dụng để nhỏ mũi để giảm nghẹt nhờ tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng của Naphazolin rất ngắn. Do đó người bệnh cần phải sử dụng nhiều lần trong ngày. Chính điều này đã gây ra tình trạng ngộ độc xảy ra ở nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, hiện nay các chế phẩm chứa Naphazolin được dùng hạn chế hơn.
Giảm nghẹt mũi sau 5 phút chỉ với Jazxylo
Xylometazolin – Hoạt chất co mạch thế hệ mới đã được nghiên cứu và phát triển trở thành thuốc điều trị nghẹt mũi. Jazxylo đã được ra mắt tại Việt Nam với thành phần chính là Xylometazolin 0.1% và 0.05%. Thuốc đem lại hiệu quả chỉ sau 5 phút sử dụng mà kéo dài lên đến 10 giờ. Điều này giúp hạn chế được số lần sử dụng trong ngày, giải quyết được các vấn đề của Naphazolin.
Jazxylo được sản xuất dưới 2 dạng là nhỏ mũi và xịt mũi phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Đặc biệt, Jazxylo là thuốc co mạch tiên phong trong việc sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi, đã được Bộ y tế cấp phép.
Lưu ý trong quá trình điều trị nghẹt mũi
Có một số lưu ý trong quá trình điều trị nghẹt mũi, bao gồm:
- Uống nhiều nước ấm.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Nếu nghẹt mũi của bạn là do dị ứng, hãy tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, lông thú cưng,…
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí, hạn chế khô mũi.
- Không lạm dụng thuốc nhỏ mũi: Thuốc nhỏ mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi nhanh chóng, nhưng nếu sử dụng quá thường xuyên hoặc kéo dài, thuốc có thể gây khô mũi và kích ứng.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu nghẹt mũi của bạn không phải do nhiễm trùng do vi khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này giúp cho người bệnh có cái nhìn rõ hơn về các biện pháp điều trị nghẹt mũi.Trong trường hợp bị nghẹt mũi kéo dài hơn 1 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau đầu,… thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
————————————-
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 19006436
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine.