Mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133 là một trong những nội dung mới các kế toán cần nắm bắt trong thời điểm hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lập và điền mẫu sổ quỹ một cách khoa học, nhanh chóng và chính xác nhất. Đảm bảo theo dõi kịp thời tình hình thu chi tại doanh nghiệp.
Tổng quan về mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133
Để đảm bảo các doanh nghiệp nắm bắt được đầy đủ và nhanh chóng tình hình tài chính tại đơn vị, Bộ Tài chính đã ban hành mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133. Theo đó mục đích chính khi lập mẫu này là để quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền Việt Nam .
Thông thường, mẫu này được sử dụng cho các thủ quỹ, dùng để ghi chép những khoản chi tiêu hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng mẫu này một cách linh hoạt cho kế toán trong trường hợp theo dõi những khoản tiền nhỏ.
Nhìn chung, mẫu sổ quỹ tiền mặt được sử dụng khá phổ biến hiện nay, có tác dụng giảm bớt gánh nặng liên quan đến ghi chép các khoản tiền trong doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa các đầu công việc mang tính chất trùng lặp và nhàm chán đối với nhân viên kế toán.
Để ghi sổ quỹ tiền mặt một cách chính xác nhất, các kế toán cần dựa trên căn cứ là những loại giấy tờ sau: phiếu thu, phiếu chi. Lưu ý các phiếu này cần thực hiện đúng quy trình nhập và xuất quỹ mà doanh nghiệp ban hành và phù hợp với pháp luật.
Hướng dẫn lập và điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133
Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính đã ban hành mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng cho chế độ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó sổ này được mở dựa trên nhu cầu sử dụng chính của thủ quỹ. Mỗi loại quỹ trong doanh nghiệp chỉ được sử dụng một sổ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sổ này cho mục đích kế toán chi tiết, tuy nhiên cần sửa lại tên sổ là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”.
Để lập mẫu sổ quỹ tiền mặt bạn cần nắm được nội dung chính cần điền trong các cột như sau:
- Cột A: Điền ngày tháng năm ghi sổ.
- Cột B: Ghi theo ngày tháng của Phiếu thu và Phiếu chi.
- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu và Phiếu chi, đảm bảo các con số được trình bày theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế mà doanh nghiệp thực hiện vào thời điểm đó căn cứ vào Phiếu thu và Phiếu chi đã xuất quỹ.
- Cột 1: Điền số tiền nhập quỹ.
- Cột 2: Điền số tiền xuất quỹ.
- Cột 3: Ghi số dư tồn quỹ cuối ngày. Lưu ý: đảm bảo số tiền này khớp với số tiền còn lại trong két của đơn vị, doanh nghiệp.
Theo thời gian định kỳ hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số tiền giữa hai loại sổ là Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và Sổ quỹ tiền mặt. Sau đó ký xác nhận vào cột G
Trong quá trình điền và lập mẫu sổ quỹ tiền mặt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp thuê dịch vụ làm giấy tờ kế toán hoặc thuê kế toán trưởng bên ngoài doanh nghiệp bạn cần điền rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán đang sử dụng.
- Để đảm bảo quy trình theo dõi quỹ tiền mặt một cách chính xác nhất, kế toán quỹ tiền mặt cần mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (áp dụng theo mẫu số S04b-DNN). Trong sổ này sẽ có thêm một cột F với nội dung “Tài khoản đối ứng” tương ứng với từng tài khoản có nghiệp vụ riêng như ghi nợ, nghiệp vụ ghi Có trong Tài khoản 111 “Tiền mặt”.
Bên cạnh mẫu sổ quỹ tiền mặt truyền thống, bạn cũng có thể lập mẫu sổ quỹ tiền mặt bằng Excel. Đảm bảo theo dõi trực tiếp, tiện lợi và lưu giữ thông tin trong thời gian dài. Cách lập và điền bảng Excel tương tự như mẫu truyền thống. Bạn có thể tự làm hoặc tải trực tiếp mẫu sổ quỹ trên các trang web kế toán uy tín.
Có thể nhận thấy mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133 chứa đựng nhiều ưu điểm mới vượt trội so với các mẫu cũ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ quy trình thu, chi tiền mặt trong đơn vị.