Sử dụng dầu gội có độ pH phù hợp sẽ tạo ra lớp màng tự nhiên, bảo vệ tóc và da đầu khỏi tình trạng khô căng, ngứa ngáy. Vậy lựa chọn dầu gội có độ pH bao nhiêu là phù hợp và cách xem độ pH của dầu gội như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cách xem độ pH của dầu gội
Để kiểm tra chính xác độ pH của loại dầu gội sắp/đang dùng, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Kiểm tra độ pH của loại dầu gội trên nhãn bên ngoài bao bì.
- Cách 2: Hỏi trực tiếp nhân viên tư vấn.
- Cách 3: Sử dụng que thử độ pH. Với cách làm này, bạn cần chuẩn bị dụng cụ là giấy quỳ tím và mẫu thử dầu gội. Ngâm 1 đầu giấy quỳ trong mẫu thử dầu gội trong khoảng 1 phút, sau đó đưa ra đối chiếu màu với thang đo pH. Bằng cách này, bạn sẽ biết độ pH của dầu gội đang ở khoảng nào và có sự lựa chọn sao cho phù hợp.
Thử độ pH của các loại dầu gội bằng giấy quỳ tím
2. Hướng dẫn chọn dầu gội có độ pH phù hợp
Việc lựa chọn dầu gội có độ pH phù hợp là điều vô cùng quan trọng, nhất là khi bạn thường xuyên uốn duỗi tóc, nhuộm tóc. Việc sử dụng hóa chất là nguyên nhân hàng đầu phá vỡ độ pH tự nhiên của tóc, dẫn đến hàng loạt các vấn đề như gàu từng mảng, tóc khô xơ, chẻ ngọn, gãy tóc và hư tổn.
Để nuôi dưỡng mái tóc luôn khỏe đẹp, bạn nên ưu tiên những loại dầu gội có độ pH trong khoảng từ 4,5, đến 7. Với chỉ số pH này, dầu gội hàng ngày sẽ giữ lớp biểu bì của tóc được liên kết chặt chẽ, từ đó giúp tóc mượt mà và chắc khỏe hơn, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da đầu. Tuỳ vào mỗi loại da đầu, mức pH cụ thể có thể thay đổi.
2.1. Với da đầu thường
Với da đầu thường, bạn có thể sử dụng các loại dầu gội có độ pH trong khoảng trung bình từ 5.5 đến 7. Đây là loại da đầu không có quá nhiều vấn đề nên chỉ cần làm sạch và dưỡng ẩm cơ bản.
Một số gợi ý dành cho bạn như:
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm.
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái.
- Dầu gội Head & Shoulders.
- Dầu gội BosleyMD BosDefense.
- Dầu gội Dove phục hồi tóc hư tổn.
- Dầu gội Tsubaki trắng.
Sử dụng dầu gội có độ pH từ 5.5. – 7 sẽ giúp bạn nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh
2.2. Với da đầu khô
Da đầu khô cần được cải thiện bằng cách sử dụng các loại dầu gội có độ pH thấp, dao động từ 4.5 đến 5.5. Nhờ đó, môi trường trên da đầu sẽ dần quay về mức cân bằng, giảm bớt tình trạng khô căng, khô xơ.
Một số gợi ý dành cho bạn như:
- Dầu gội giảm gàu và tẩy tế bào chết Briogeo Scalp Revival Charcoal + Coconut Oil Micro Exfoliating
- Dầu gội sữa dừa dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tóc OGX Coconut Milk.
- Dầu gội L’Oréal Sensi Balance.
- Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân (màu xanh).
- Dầu gội dưỡng ẩm cho da đầu khô Moroccanoil Hydrating Hair.
2.3. Với da đầu dầu
Thói quen sử dụng các loại dầu gội cho da dầu có tính kiềm (độ pH>9) nhằm làm sạch, loại bỏ dầu thừa là vô cùng sai lầm. Những sản phẩm này sẽ phá vỡ lớp phủ axit, làm khô da đầu. Từ đó khiến tóc mau bết và tiết dầu nhiều hơn, tình trạng gàu cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
Lời khuyên là bạn nên sử dụng dầu gội có độ pH trong khoảng 5.5.
Một số gợi ý phù hợp như:
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái.
- Dầu gội Head And Shoulders Instant Oil Control.
- Dầu gội bùn khoáng Nivea Men.
- Dầu gội xả Pacinos 2 N 1.
- Dầu gội Morris Motley Clay Conditioning.
- Dầu gội 2In1 Dapper Dan Hair & Body.
- Dầu gội Klorane.
- Dầu gội Tresemme Deep Cleansing For Oily Hair .
2.4. Với da đầu nhiều gàu
Nếu bạn đang gặp tình trạng gàu ngứa nhiều, gàu mảng thì cần cân nhắc sử dụng xen kẽ dầu gội trị gàu 2 lần/tuần và dầu gội HỖ TRỢ trị gàu thường ngày.
Độ pH của dầu gội cho da đầu gàu nằm trong khoảng 5.5 đến 6.5 sẽ là mức lý tưởng giúp mở biểu bì và làm sạch sâu một cách an toàn, phù hợp với việc trị liệu nấm và gàu.
Một số gợi ý dành cho bạn như:
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm.
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái.
- Dầu gội Sebamed Anti-Dandruff.
- Dầu gội Selsun Anti-Dandruff.
- Dầu gội Davines Naturaltech Purifying.
- Dầu gội Davines Purifying
- Dầu gội Neutrogena T/Gel Therapeutic
Dầu gội dược liệu Nguyên Vương phù hợp cho da đầu đang gặp tình trạng gàu, ngứa
>>>Chỉ chọn dầu gội đúng thôi là chưa đủ để loại bỏ gàu ngứa, bạn còn cần thực hiện quy trình gội đầu đúng cách với tần suất hợp lý. Tham khảo ngay hướng dẫn về cách gội đầu hết gầu để được tư vấn chi tiết nhất.
Trên đây là những cách xem độ pH của dầu gội phổ biến hiện nay. Tuỳ vào tình trạng tóc và da đầu, bạn hãy lưu ý lựa chọn loại dầu gội có độ pH phù hợp để bảo vệ, nuôi dưỡng mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh nhé!