Trước khi tiến hành một nghiên cứu một vấn đề về khoa học thì bạn cần phải xây dựng cho mình được một đề cương nghiên cứu khoa học. Vì như thế bạn mới có thể tiến hành nghiên cứu, trình bày nội dung một cách mạch lạc, rõ ràng và logic nhât. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa cho bạn những thông tin về đề cương này và một ví dụ đề cương nghiên cứu khoa học.
Ví dụ đề cương nghiên cứu khoa học và những điều cần biết
Đề cương nghiên cứu khoa học chính là một kế hoạch tiến hành nghiên cứu mà được trình bày trên văn bản, nó được ví như bản thiết kế của một ngôi nhà. Nếu bạn muốn có được một nghiên cứu tốt thì cần phải có một đề cương nghiên cứu tốt.
Trong phần nội dung của đề cương nghiên cứu cần thể hiện được các mục tiêu, dự định, mục đích cũng như tầm quan trọng của nghiên cứu. đề cương nghiên cứu cũng cần phải thể hiện rõ ràng các vấn đề như đưa ra các câu hỏi, các giải thiết nghiên cứu, mục tiêu cũng như các biến số, nêu rõ các đối tượng và các biến số nghiên cứu…
Mục đích của đề cương nghiên cứu vừa giúp nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu được tốt vừa là cơ sở pháp lý cho việc phê duyệt và đánh giá nghiệm thu đề tài. Đề cương nghiên cứu khoa học cần phải được thông qua một hội đồng thẩm định đánh giá trước khi thực hiện.
Đề cương nghiên cứu khoa học được co như bản khung nội dung, giúp cho nhà nghiên cứu dựa vào phần khung đó để viết báo cáo toàn văn được nhanh hơn. Tác giả chỉ phải tập trung viết và đánh giá vào phần kết quả, bàn luận và kết luận. Một điều rất chắc chắn là khi bạn lập đề cương càng kỹ và chi tiết thì khi ta tiến hành nghiên cứu và trình bày càng rõ ràng hơn.
Nội dung một đề cương nghiên cứu khoa học bao gồm các phần sau:
- Tên đề tài nghiên cứu
- Đặt vấn đề, dẫn dắt
- Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Vật liệu và các phương pháp nghiên cứu
- Dự kiến về kết quả nghiên cứu
- Dự kiến bàn luận và kết luận
- Danh mục các tài liệu, thông tin tham khảo
Yêu cầu cơ bản về hình thức trình bày của đề cương nghiên cứu khoa học
Đề cương phải sáng sủa, sạch sẽ mạch lạc với cách trình bày giống như một luận văn, đảm bảo các yêu cầu như: khổ giấy (A4), đóng thành quyển (có cả bìa cứng), cỡ chữ, phông chữ, căn trái căn phải, đánh số trang đầy đủ, có mục lục. Nếu có cả bảng số liệu, hình ảnh, bảng biểu thì cần xem xét để trình bày sao cho hợp lý (hãy hạn chế trình bày theo chiều ngang khổ giấy)
Các nội dung trình bày từ trang đầu (bìa 1) cho đến trang cuối (bìa sau) được giới thiệu chi tiết sau đây.
Trang bìa
- Ghi rõ tên đơn vị chủ quản
- Họ và tên tác giả, người thực hiện.
- Tên đề tài: Phần này có yêu cầu là phải viết ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để người đọc (có ít chuyên môn về đề tài) vẫn có thể hiểu được. Tên đề tài thường không quá 30 từ, không để dấu chấm, dùng Font chữ Time New Roman 14, đậm, viết in hoa. Khi đặt tên đề tài bạn cũng nên tránh một số cụm từ như Một số nhận xét về…”, “ Một số quan sát về…”, “Tình hình bệnh…”, “Góp phần nghiên cứu…”, “Bước đầu tìm hiểu…”, những cụm từ chung này chỉ khiến cho tên đề tài dài thêm mà không có chứa các thông tin nghiên cứu. Tên đề tài nên cung cấp các thông tin cho người đọc để thu hút hơn như nghiên cứu sức khỏe…
- Dòng cuối trang bìa ghi căn giữa thông tin về tháng, địa danh và năm viết đề cương này.
- Không đánh số trang bìa
Trang bìa lót
- Giống như trang bìa 1 và cần có thêm một số thông tin như đề tài cấp nào, mã số,…
- Trang mục lục và trang danh mục các chữ viết tắt(nếu có)
Đặt vấn đề:
Yêu cầu: Chữ in hoa, đậm, không đánh số thứ tự, không đánh dấu chấm cuối mỗi dòng.
Mục đích của phần đặt vấn đề là trả lời câu hỏi tại sao lại phải nghiên cứu vấn đề này, với cấu trúc như sau:
Đoạn đầu của phần đặt vấn đề nên trình bày một cách khái quát và rõ ràng về chủ đề nghiên cứu.
Đoạn thứ hai của phần đặt vấn đề cần phải tập trung để trình bày các yếu tố riêng biệt đã được đề cập tới trong công trình nghiên cứu bằng cách giải thích những vấn đề mà nó đặt ra.
Đoạn thứ ba nêu ngắn gọn trong một hay hai câu mục đích của công trình.
Phần đặt vấn đề cần giúp cho độc giả hiểu được tại sao lại đi thực hiện công trình được và mục đích của nó là gì, mục tiêu cụ thể là gì.
Mục tiêu nghiên cứu của đề cương nghiên cứu khoa học
Mục tiêu của một nghiên cứu này là phần tóm tắt nhất về những gì nghiên cứu mong muốn đạt được. Xây dựng các mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp nhà nghiên cứu xác định được đâu là trọng tâm cho nghiên cứu, để tránh thu thập những thông tin không cần thiết và giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra và tổ chức nghiên cứu theo những phần cụ thể, rõ ràng đã được lên khung từ trước.
Mục tiêu nghiên cứu cần phải đề cập được đến tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Các thuật ngữ trong mục tiêu phải được làm rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ làm gì, ở đâu và để làm gì. các động từ hành động trong mục tiêu nghiên cứu nên được thường xuyên sử dụng như: xác định, so sánh, mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá,… tránh dùng các động từ chung chung như: tìm hiểu, nêu, nghiên cứu,…
Mục tiêu của nghiên cứu có thể được chia thành 1, 2 hoặc 3 phần tùy vào đề tài nghiên cứu. Các mục tiêu cần phải đánh theo số thứ tự chứ không được gạch đầu dòng. Cuối một mục tiêu dùng dấu (;) và cuối các mục tiêu dùng dấu (.).
Ví dụ về đề cương nghiên cứu khoa học
Một đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với đề tài là Nâng cao kết quả học tập môn Tài chính tiền tệ cho sinh viên ở trường (tên trường) thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
Các phương pháp xây dựng một mẫu đề cương nghiên cứu khoa học chuẩn xác nhất.
Đề cương nghiên cứu khoa học về nghiên cứu mạng Internet thế hệ sau.
Với những thông tin và ví dụ đề cương nghiên cứu khoa học chúng tôi hi vọng bạn sẽ có thêm cơ sở để bắt đầu nghiên cứu của mình một cách chính xác và hoàn hảo nhất.