Đối với các cặp đôi đang yêu nhau hoặc vợ chồng thì quan hệ tình dục là yếu tố giúp cả hai thêm phần gắn kết, yêu thương nhau nhiều hơn. Nhưng để cả hai đều được đảm bảo an toàn và khỏe mạnh thì việc khám kiểm tra tầm soát các bệnh phổ biến lây truyền qua con đường tình dục là việc làm hết sức cần thiết và nên được các cặp đôi quan tâm và chủ động thực hiện ngay.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn được gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này sang người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua âm đạo, miệng hay hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng sẽ biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ mà thôi. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không hề biết là mình đang có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm các bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ lây nhiễm.
Ai và khi nào nên tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Bất kỳ ai cũng có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục cùng với người lạ, có bạn tình mới, có rất nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay họ có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tất cả đều nên được tầm soát về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần đi tầm soát bệnh HIV.
Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở lứa tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất là mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi sẽ có yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới, có khá nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.
Phụ nữ mang thai cũng nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cũng nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ. Nam đồng tính (gay) hay lưỡng tính (bisexual) hãy tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu và Chlamydia. Người có khá nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ cần tầm soát thường xuyên hơn (mỗi 3-6 tháng). Bất kỳ ai, bất kể giới tính hay xu hướng tình dục nào, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung một dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay gặp
Nếu không cẩn thận khi quan hệ tình dục sẽ rất dễ mắc phải những căn bệnh như sau:
Bệnh lậu
Là một bệnh nhiễm trùng được gây ra do vi trùng lậu có tên khoa học là Neisseria gonorhea. Bệnh sẽ thường xuất hiện 2-3 ngày ( cũng có khi chỉ sau 1 ngày, có khi sau tới tận 10 ngày ) sau khi giao hợp với người mắc bệnh. Ở nam giới sẽ thường thấy chảy mủ ở phần niệu đạo, đi tiểu khó, nước tiểu đục hay có máu. Ở nữ giới thì ra nhiều khí hư như mủ trắng, đi tiểu khó khăn.
Bệnh nhiễm chlamydia đường sinh dục
Tác nhân chủ yếu của căn bệnh này là do Chlamydia Trachomatis, là loại vi sinh vật chỉ sống trong tế bào cơ thể của con người. Gây viêm niệu đạo và viêm phần cổ tử cung và có biểu hiện giống như bệnh lậu.
Bệnh trùng roi đường sinh dục
Là bệnh nhiễm trùng về đường sinh dục – tiết niệu thường gặp do loại đơn bào Trichomonas vaginalis đã gây nên. Ngoài lây qua đường tình dục là chủ yếu thì chúng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ở nữ giới: nhiều huyết trắng bị loãng, có bọt, màu vàng xanh, mùi bị hôi, ngứa nhiều và đi tiểu khó. Ở nam giới: thường sẽ không có triệu chứng , một số có thể bị ngứa dương vật, đi tiểu cũng khó.
Bệnh giang mai
Là bệnh nhiễm trùng kinh điển bị gây nên do xoắn khuẩn giang mai. Giai đoạn đầu gây tổn thương vùng da, niêm mạc sau đó có thể lan vào các phủ tạng như tổ chức ở dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai có thể lây cho con khi mang thai gây bệnh giang mai bẩm sinh.
Bệnh viêm gan B
Vi rút viêm gan B gây ra bệnh ở gan nhưng lây qua dịch sinh dục và qua cả máu. Bạn có thể bị nhiễm vi rút mà không hề có bất cứ biểu hiện gì. Cũng có thể sau khi nhiễm một khoảng thời gian bắt đầu mới có biểu hiện ( chán ăn, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu…) ở nhiều người sẽ có thể tự khỏi sau một vài tháng nghỉ ngơi tốt nhưng cũng có thể trở thành bệnh nhân viêm gan mãn tính dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Kết luận:
Trên đây là những tư vấn chi tiết về các bệnh lây truyền và đường tình dục. Tuy quan hệ tình dục là cần thiết nhưng bạn phải đảm bảo an toàn để tránh những trường hợp đáng tiếc. Và nếu có bất kỳ những triệu chứng nào bạn cũng nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị nhé.