Những người mắc các tật khúc xạ sau một thời gian đeo kính thường xuất hiện tình trạng mắt bị dại. Vậy có phải đeo kính nhiều làm mắt bị dại? Làm thế nào để khắc phục mắt dại? Hãy cùng với Kính mắt Anna tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mắt dại là gì?
Mắt dại là từ dùng để mô tả tình trạng mắt lờ đờ, thiếu sức sống, mệt mỏi, “vô hồn”. Hiện tượng mắt dại thường gặp ở những người mắc các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn,… đã có thời gian dài đeo kính.
Mắt dại là từ dùng để mô tả tình trạng mắt lờ đờ, thiếu sức sống, mệt mỏi, “vô hồn”
Đeo kính nhiều làm mắt dại?
Mọi người thường thấy là tình trạng dại mắt thường gặp nhiều ở những người đeo kính nhiều. Vậy việc đeo kính nhiều có thực sự là nguyên nhân gây ra tình trạng mắt dại không?
Các chuyên gia nhãn khoa giải thích rằng người cận thị khi mang kính mắt sẽ được điều chỉnh để nhìn rõ hơn vì thế mắt cũng sẽ linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Ngược lại, khi bỏ kính ra, người bị cận và nhất là cận thị lâu năm (đã đeo kính trong thời gian dài) thì mắt sẽ chậm chạp, đờ đẫn, thiếu linh hoạt khi này gọi là mắt dại.
Đeo kính nhiều tăng nguy cơ bị dại mắt
Ngoài ra tình trạng mắt dại còn diễn biến nhanh và nghiêm trọng khi bạn đeo kính không đúng độ hoặc đeo không đúng cách.
Làm thế nào để khắc phục mắt dại?
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng mắt bị dại. Dưới đây là một số cách đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để khắc phục mắt dại:
Luyện mắt bằng những bài tập đơn giản hàng ngày
Việc cho mắt luyện tập sẽ khiến các cơ quanh mắt khỏe hơn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Bạn có thể thực hiện một số bài tập như sau:
Tập nhìn gần – nhìn xa:
Tập trung mắt nhìn vào một điểm ở gần dưới 3m trong khoảng 10 giây. Sau đó di chuyển mắt đến một điểm ở khoảng cách xa hơn từ 4m đến 5m và nhìn trong 10 giây. Thực hiện liên tục trong khoảng 5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả nhất
Đảo mắt:
Nhắm mắt, giữ nguyên đầu, từ từ đảo tròng mắt theo chiều kim đồng hồ, rồi đảo chiều. Mỗi chiều thực hiện 10 lần.
Viết chữ bằng mắt:
Giữ nguyên đầu, nhìn vào khoảng trống hoặc tường trước mắt, dùng mắt viết thành các chữ tùy sở thích. Cố gắng viết chữ càng to càng tốt. Động tác khá khó thực hiện với người mới tập nhưng hãy kiên trì vì đây là một bài tập rất tốt cho mắt.
Cho mắt nghỉ ngơi:
Mỗi khoảng 20 – 30 phút tập trung làm việc, hãy dành 1 – 2 phút để mắt nghỉ ngơi. Lúc này hãy nhắm chặt mắt để máu có thể lưu thông tốt hơn.
Cho mắt nghỉ ngơi 1 – 2 phút sau thời gian tập trung làm việc
Xoay đầu nhưng vẫn giữ mắt nhìn thẳng:
Nghe thì khá khó, nhưng khi thực hiện được thì mắt bạn sẽ nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Nhìn cố định vào một điểm, từ từ xoay đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Làm mỗi chiều 5 – 7 lần.
Hình theo hình số 8:
Chọn một khoảng trống trên tường, di chuyển mắt theo hình số 8 trong 30 – 40 giây sau đó đổi chiều.
Lưu ý: Khi tập những bài tập này nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đau mắt thì bạn nên dừng lại ngay, tránh tập luyện quá sức. Bạn nên tập từ từ, từng chút một, không nên quá vội vàng.
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ của mắt. Những chất như vitamin A, B1, B2, C và canxi, kẽm, crom,… có vai trò lớn trong việc duy trì thị lực và giúp mắt khỏe mạnh. Đây không phải là những chất quá xa lạ mà có thể dễ dàng bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.
Vitamin A có thể tìm thấy trong gan động vật, súp lơ, cà rốt, ớt,…
Bạn có thể bổ sung vitamin B1 khi ăn đậu, lạc, yến mạch, đỗ, cá hồi,…
Vitamin B2 có trong cá hồi, thịt, trứng, nấm hương, đậu nành,…
Vitamin C thì có nhiều trong hoa quả như cam, ổi, đu đủ,…
Khi ăn cá, sữa, phô mai, kem, sữa chua, hoa quả,… cơ thể được bổ sung thêm canxi.
Canxi có trong cá, súp lơ, trứng, đậu,… rất tốt cho mắt
Để bổ sung kẽm thì bạn nên ăn thịt bò, đậu, lạc, củ cải,…
Bạn có thể ăn các loại thịt, gà, hải sản, đậu, trứng,… để bổ sung crom cho cơ thể.
Ngoài ra bạn nên sử dụng các loại thuốc uống bổ mắt hoặc vitamin dạng viên uống để mắt khỏe mạnh hơn.
Khám mắt định kỳ
Lý do cần phải duy trì việc khám mắt định kỳ bởi thị lực thường bị giảm sút rất nhanh khi mắc các bệnh về mắt. Nhiều bệnh về mắt thường không có triệu chứng cụ thể, đôi khi âm thầm nhưng lại gây ảnh hưởng đến thị lực, chỉ có thể phát hiện khi đi thăm khám. Khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời cập nhật tình trạng của mắt, tăng độ, giảm độ hay có mắc các tật khúc xạ khác hay không. Khi đó bạn sẽ có biện pháp bảo vệ mắt phù hợp, thay đổi kính phù hợp với độ cận và tình trạng của mắt.
Kiểm tra mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt
Với những em bé không có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về mắt nên được kiểm tra thị lực vào mỗi lần khám sức khỏe định kỳ. Khi bé từ 3 tuổi trở lên, bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá mắt của trẻ hơn.
Trẻ từ 6 – 17 tuổi: Kiểm tra mắt định kỳ 1-2 lần/ năm. Trường hợp trẻ bị tật khúc xạ như cận, loạn thị… nên đo kính 6 tháng/ lần để lấy độ phù hợp.
Người từ 18 tuổi – dưới 40 tuổi và không có vấn đề gì về mắt nên kiểm tra định kỳ 2 năm một lần.
Từ 40 tuổi trở lên nên đi kiểm tra mắt 1 lần/năm.
Nếu đã từng gặp vấn đề về mắt hoặc có nguy cơ phát triển bệnh (tiền sử gia đình có người mắc bệnh) nên đi khám 1 lần/năm.
Ngoài ra bạn nên giữ thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, học tập và làm việc đúng tư thế cũng sẽ giúp mắt bạn trở nên khoẻ hơn, hạn chế tình trạng dại mắt.
Trên đây, Kính mắt Anna đã cùng bạn trả lời cho câu hỏi đeo kính nhiều làm mắt dại và làm thế nào để khắc phục mắt dại?. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có một đôi mắt thật khỏe đẹp. Nếu bạn cần sự tư vấn cụ thể hơn về các mẫu gọng kính thì đừng quên liên hệ qua hotline 1900 0359 để được Kính mắt Anna hỗ trợ nhiệt tình nhé!