Phí sang tên ô tô là một trong những thủ tục bắt buộc đối đối với những người muốn mua bán hoặc muốn sang tên đổi chủ tài sản xe ô tô. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ được thủ tục và những chi phí này. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến ba loại phí sang tên ô tô và mức phạt khi không thực hiện thủ tục này hoặc chậm quá thời gian cho phép.
Khái niệm sang tên – Phí sang tên ô tô gồm những loại nào?
Sang tên đổi chủ xe ô tô là việc chuyển quyền sở hữu xe trong quá trình mua bán xe, tặng xe hay thừa kế xe ô tô từ bên muốn chuyển quyền sang bên được nhận quyền. Đây là một quy định bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất quá trình này theo đúng quy định của luật pháp, bên nhận sẽ có đầy đủ các quyền sở hữu, định đoạt đối với tài sản xe ô tô được pháp luật công nhận là của mình.
Có 3 loại phí sang tên ô tô mà pháp luật quy định, đó là lệ phí trước bạ, phí đổi biển số xe ô tô và phí làm giám định hải quan.
Lệ phí trước bạ
Phí trước bạ sẽ được tính bằng a% giá trị xe đối với xe ô tô mới. Cụ thể là vớ ô tô mua mới có số ghế dưới 10 chỗ là 12% giá trị xe. Với xe tải, xe khách là 2% giá trị xe. Trong trường hợp sang tên đổi chủ, tỷ lệ tính phí trước bạ sẽ dựa trên thời gian sử dụng theo % giá trị xe mới cùng loại kể từ năm sản xuất. Năm sản xuất sẽ được quy ước được tính là 1 năm. Cụ thể:
- Với thời gian sử dụng xe ô tô 1 năm, tỷ lệ giá trị xe là 85%
- Thời gian sử dụng xe ô tô từ 1 đến 3 năm, tỷ lệ giá trị xe là 70%
- Thời gian sử dụng xe ô tô từ 3 đến 6 năm, tỷ lệ giá trị xe là 50%
- Thời gian sử dụng xe ô tô từ 6 đến 10 năm, tỷ lệ giá trị xe là 30%
- Thời gian sử dụng xe ô tô trên 10 năm, tỷ lệ giá trị xe là 20%
Như vậy, phí trước bạ khi sang tên ô tô được tính theo đời xe và giá trị của xe ở thời điểm xe đang được sử dụng. Xe ô tô càng cũ thì giá trị được tính sẽ càng giảm.
Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi mua ô tô cũ được tính theo công thức dưới đây:
Lệ phí trước bạn phải nộp = 2% x giá trị lệ phí trước bạ
Trong đó cần biết giá tính lệ phí trước bạn để tính được số lệ phí trước bạn phải nộp. Nếu mua xe mới, chúng ta chỉ cần xem bảng giá tính lệ phí trước bạ theo quy định Bộ tài chính. Còn khi mua xe cũ, chúng ta phải tính tỉ lệ % chất lượng còn lại của xe. Theo khoản 2 Điều 1 TT 20/2019/TT-BTC, cách tính giá trị còn lại của xe như sau:
GT còn lại = (GT tài sản mới) x (% chất lượng còn lại)
Phí đổi biển số
Một trong những chi phí sang tên ô tô là phí đổi biển số. Phí này được thu dựa vào Thông tư 53/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính về mức thu đối với các phương tiện khi đăng kí mới và sang tên đổi chủ. Ở Hà Nội, xe ô tô được đăng ký mới hoặc sang tên đổi chủ sẽ được cấp biển kiểm soát 5 số với lệ phí thấp. Đối với xe ô tô đã có biển kiểm soát 5 số, trong trường hợp sang tên đổi chủ, chỉ lần mất 50 nghìn đồng. Nhưng chi phí khi cấp biển xe ô tô mới và biển xe từ tỉnh lẻ về Hà Nội cao hơn, 20 triệu đồng. Trong trường hợp đổi biển 4 số sang 5 số thì lệ phí là 150 nghìn đồng. Sau khi hoàn thành hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết rồi nộp ở các điểm đăng ký xe ô tô của phòng cảnh sát giao thông và sẽ được giải quyết trong 2 đến 3 ngày (không tính thứ bảy và chủ nhật).
Phí làm giám định hải quan
Chi phí thứ ba chúng ta đề cập đến trong các phí sang tên ô tô là chi phsi giám định hải quan. Đây là việc làm của các cơ quan kiểm định xe cộ. Họ sẽ thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ gốc nhập khẩu của xe xem nó có chính xác không, xe đã được thông quan chưa, số khung, số máy là bao nhiêu, xe đã đóng thuế nhập khẩu hay chưa? Vậy nên nếu xe được lắp ráp trong nước thì chúng ta không cần đến thủ tục này. Còn nếu xe của bạn là xe nhập khẩu chuyển về thì bắt buộc bạn phải thực hiện giám định hải quan tại các cơ sở. Và chi phí cho việc này là 1 triệu đồng mỗi xe.
Mức phạt khi nếu không thực hiện đúng quy định sang tên
Thời gian quy định cho việc người nhận xe hoặc người mua xe ô tô phải đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, di chuyển… là 30 ngày kể từ thời kiểm ký hợp đồng mua bán hoặc tặng, thừa kế. Những trường hợp không thực hiện sang tên xe ô tô hoặc thực hiện chậm quá thời hạn, cụ thể là 30 ngày, sẽ bị áp dụng các mức xử phạt. Cụ thể là phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân; và từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong tờ Giấy đăng ký xe sang tên mình theo quy định của pháp luật khi mua mới, được thừa kế,… Tóm lại, đây là một thủ tục bắt buộc và cần thiết đối với những người có tài sản xe nói chung và xe ô tô nói riêng.
Qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về chi phí sang tên ô tô và một số mức phạt cho sự chậm trễ hoặc không thực sang tên đổi xe. Đây là một quy định bắt buộc của pháp luật, bắt buộc tất cả mọi người cần tuân theo. Kể cả những người đã có xe ô tô hay chưa có xe ô tô cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản này vì nó có thể giúp ích và giảm phiền phức rất nhiều trong cuộc sống.