Bạn đang cần tiến hành một dự án đầu tư ngoài ngân sách mà chưa biết phải làm những gì. Để tôi gợi ý nhé, hãy làm đúng theo trình tự các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách dưới đây, cơ hội được duyệt chắc chắn là 99%!
Dự án đầu tư ngoài ngân sách là gì?
Hãy cùng nhìn lại xem dự án bạn định triển khai có những đặc điểm sau không nhé:
- Sử dụng vốn đầu tư vẫn là của nhà nước nhưng không trong ngân sách. Cụ thể các khoản thu ngoài ngân sách gồm:
- Từ công phiếu quốc gia
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức hoặc nhà nước vay từ nước ngoài
- Vốn phát sinh của các đơn vị độc lập
- Lời của quỹ vốn tín dụng chính phủ
- Nguồn từ tải sản bảo đảm giao dịch của chính phủ
- Vốn từ nguồn đầu tư doanh nghiệp xuất phát từ nhà nước
- Bất động sản
- Nguồn vốn vẫn phải qua sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền như quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tùy từng quy mô dự án
Nếu nguồn vốn rót vào cho dự án của bạn xuất phát từ những nguồn nêu trên thì dự án ấy thuộc loại đầu tư ngoài ngân sách. Khi đó, bạn phải tiến hành tuần tự các bước theo quy định trong điều 6, nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trình tự các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách gồm những gì?
Bước 1: Chuẩn bị
Trong bước này, bạn phải liệt kê ra được các đầu mục báo cáo về các nội dung như:
- Nghiên cứu về mức độ khả thi của dự án
- Các vấn đề liên quan đến kinh tế – kỹ thuật đầu tư, lĩnh vực xây dựng có liên quan
Chuẩn bị sẵn sàng các báo cáo trên, cùng một số loại hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho dự án sắp tới.
Bước 2: Xin sự đồng ý của cơ quan chủ quản với địa điểm định đầu tư
Thông thường sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh gồm giấy tờ xin chấp thuận địa điểm đầu tư, giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý của bên đầu tư và sơ đồ đất.
Sau tối đa 15 ngày, nếu ổn sẽ được nhận văn bản đồng ý vị trí đất và mã số dự án
Bước 3: Xin phê duyệt chủ trương đầu tư và ra thông báo thu hồi đất
- Xin phê duyệt tại UBND tỉnh hoặc cấp huyện nếu huyện quản lý vị trí thực hiện dự án. Sau 10 ngày thì kết quả sẽ được trả về.
- Ra thông báo thu hồi đất của UBND cấp huyện trong vòng 5 ngày sau khi chấp thuận dự án
Bước 4: Cấp giấy CN đầu tư
Đây là một bước khá là quan trọng, là căn cứ cho những điều khoản liên quan đến pháp lý về sau, tiến hành bởi Sở kế hoạch và đầu tư. Bạn cần lập ra một bộ hồ sơ đầy đủ các mục:
- Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận
- Giấy xác nhận pháp lý của chủ đầu tư
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh/ hợp đồng kinh doanh
- Báo cáo năng lực tài chính
- 2 bản báo cáo bạn chuẩn bị tại bước 1
- Một vài văn bản liên quan tùy theo từng hạng mục dự án
Bước 5: Quá trình thẩm định:
Lúc này, sẽ tiến hành đi vào từng cụ thể chi tiết và lấy ý kiến về quy hoạch cũng như thiết kế dự án. Bên cạnh đó, các sở ban ngành có liên quan sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng về năng lực công nghệ và đánh giá tác động môi trường của toàn bộ dự án
Bước 6: Tiến hành thu hồi, giải tỏa, đền bù đất
- Đưa ra phương án thu hồi và đền bù đất phù hợp
- Xin ý kiến người dân có đất trong quy hoạch về phương án trên
- Tiến hành thu hồi đất, hỗ trợ đền bù cũng như đảm bảo công tác tái định cư
- Sau khi thu hồi xong, sẽ tiến hành cấp giấy cho thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phía nhà đầu tư
Bước 7: Cấp phép xây dựng:
Sau khi hoàn thành các bước trên, có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và chỉ khoảng sau 1 tuần, cơ quan chức năng sẽ cấp cho phía chủ đầu tư văn bản này.
Bước 8: Tổ chức đấu thầu chọn ra nhà thầu và phương án tối ưu để ký kết hợp đồng xây dựng
Bên phía chủ đầu tư sẽ tiến hành mở buổi chọn ra một hoặc một vài nhà thầu xây dựng có đưa ra phương án xây dựng hợp lý nhất.
Tiếp theo là thực hiện ký kết hợp đồng giữa bên đầu tư và bên chủ thầu xây dựng. Hợp đồng phải quy định rõ các điều khoản, đặc biệt đề cập đến tiến độ hoàn thành.
Bước 9: thi công và giám sát xây dựng
Đây là 2 công việc tiến hành song song, sao cho đảm bảo bám sát lịch trình đã đề ra. Bên đầu tư có thể tạm ứng hoặc thanh toán một phần hạng mục đã hoàn thành cho bên chủ thầu để có kinh phí mua bán vật liệu và thuê nhân công để kịp tiến độ.
Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao lại công trình
Công đoạn cuối mà mọi người đều mong chờ. Tất cả vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng đều phải giải quyết ổn thỏa trước khi bàn giao.
Bước 11: Thanh toán nốt kinh phí dự án
Ngay trước lúc sử dụng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán một phần hoặc toàn bộ kinh phí đã thỏa thuận với bên thầu xây. Bên thầu bắt buộc ký kết biên bản bảo hành và hỗ trợ sửa chữa khi có phát sinh.
Như vậy, trình tự các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách khá dài và nhiều bước, nhưng mỗi bước đều được tiến hành thứ tự, lần lượt và tạo sự an toàn tối đa. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử làm theo ngay thôi?