Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vốn là vấn đề không chỉ được giới chuyên gia tài chính quan tâm mà được rất nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh tìm hiểu. Vậy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có nghĩa là gì, có vai trò như thế nào trong quá trình sử dụng vốn cũng như phương hướng phát triển của một doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong bài viết hôm nay.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là gì?
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ số Debt to Equity ratio – DER, viết tắt là D/E thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa phần vốn mà doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay vốn so với phần tiền mà chủ sở hữu của doanh nghiệp đó đầu tư ban đầu. Tỷ lệ này có thể cho biết mức độ rủi ro của quá trình vận hành cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp và giúp xem xét, đánh giá nguồn vốn hiện có trong thực tế cũng như hiệu quả của cách sử dụng này đối với doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, việc áp dụng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện rõ quy mô tài chính hiện có và năng lực quản lý nợ của doanh nghiệp, từ đó biết chỉ số nợ mà công ty đang sử dụng để duy trì quá trình điều hành hoạt động và đòn bẩy tài chính. Chỉ số này có vai trò vô cùng quan trọng nhằm đo lường năng lực hoạt động và cách vận hành của cả một bộ máy doanh nghiệp.
Nhờ có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, các chủ sở hữu của doanh nghiệp còn có thể thấy được tỷ lệ đang đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình để đánh giá mức độ rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, các chủ doanh nghiệp cũng có thể dựa vào báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán để thấy rõ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Công thức tính tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là thước đo mức độ tài trợ cho một hoạt động nào đó của công ty nhờ vào việc so sánh các khoản nợ và quỹ; đồng thời, tỷ lệ này còn phản ánh trong trường hợp suy thoái kinh doanh thì khả năng vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản nợ tồn đọng là rất lớn.
Công thức tính tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu như sau:
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/Giá trị vốn sở hữu
Trong đó, vốn sở hữu sẽ không bao gồm các tài khoản cá nhân bởi nếu bao gồm phần này thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ có thể sai lệch, không chính xác. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thường được các nhà phân tích và đầu tư sửa đổi để dễ dàng so sánh và hữu ích hơn.
Lưu ý:
- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có thể giúp một doanh nghiệp đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy
- Tỷ lệ đòn bẩy càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoặc cổ phiếu có rủi ro càng lớn cho các cổ đông
- Rất khó so sánh tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giữa các nhóm ngành
- Các nhà phân tích và đầu tư sẽ sửa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nhằm mục đích tập trung vào nợ dài hạn để hạn chế rủi ro
Cách tính tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trên phần mềm Excel
Trong Microsoft Excel đã cung cấp một số mẫu sẵn có như bảng tính tỷ lệ nợ giúp tính toán tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu một cách dễ dàng. Bạn cần xác định tổng nợ và tổng vốn cổ đông đã được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty để xác định tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Sau đó nhập hai giá trị vào hai ô liền kề nhau trong Excel, chọn ô kế tiếp và nhập công thức:
Ô thứ 3 = Ô thứ 1/Ô thứ 2
Những hạn chế của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng vốn cũng như mức độ tăng trưởng khác nhau. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành này trung bình cao nhưng với ngành khác thì lại thấp là điều không thể tránh khỏi.
Thông thường, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các cổ phiếu tiện ích sẽ rất cao so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy cổ phiếu tiện ích tăng trưởng chậm nhưng khả năng duy trì dòng thu nhập rất ổn định giúp cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Đồng thời, tỷ lệ đòn bẩy của các ngành tăng trưởng chậm cũng giúp cho việc sử dụng vốn hiệu quả. Điều này cũng xảy ra tương tự với những ngành kinh doanh mặt hàng chủ lực, tiêu dùng thiết yếu hoặc khu vực không theo chu kỳ.
Một điều không phải ai cũng biết chính là các nhà phân tích hoặc nhà đầu tư thường không nhất quán về những khoản đã được xác định là nợ. Điều này khiến cho một số công ty nhận rủi ro lớn khi cổ phiếu ưu đãi được đưa vào tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Việc xác định được tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có thể giúp các nhà đầu tư, phân tích và nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ tình trạng nợ của công ty với vốn chủ sở hữu để cuối cùng đưa ra các quyết định thông minh, chính xác về chiến lược tài chính. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!