Là một sinh viên hẳn là bạn đã từng nghe qua ít nhất một lần về các đề tài nghiên cứu khoa học rồi. Còn nếu chưa biết thì đừng lo bài viết nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn có thông tin cần thiết và đưa ra cả một ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học nhé.
Ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học và những điều nên biết
Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học (scientific research) là việc điều tra, tìm hiểu, quan sát, thu thập thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó rồi có thể khám phá ra những thông tin mới nhằm nâng cao sự hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng đó. Kết quả của một quá trình nghiên cứu này có thể là một phát hiện về mặt bản chất, một quy luật chung của sự vật, sự việc, hiện tượng (thuộc về nghiên cứu cơ bản); sự phát triển nhận thức khoa học về thế giới …(là nghiên cứu ứng dụng).
Đặc điểm của nghiên cứu khoa học là gì?
Tính khách quan: có thể hiểu là khả năng nhìn nhận và chấp nhận sự thật thay vì phủ nhận đi các sự thật đó để bảo vệ điều mà người nghiên cứu mong muốn. Tính khách quan sẽ yêu cầu người nghiên cứu gác lại các cân nhân và định kiến cá nhân.
Tính kiểm chứng: nên dựa trên bằng chứng có thể kiểm chứng (quan sát điều tra thực tế) để giúp các nhà quan sát khác có thể cân nhắc hoặc đo lường, có những đánh giá các hiện tượng tương tự và kiểm tra quan sát cho chính xác.
Tính hệ thống: Một dự án nghiên cứu khoa học thường sẽ áp dụng một quy trình tuần tự nhất định, để thu thập và phân tích các sự kiện về vấn đề đang nghiên cứu.
Độ tin cậy: Kiến thức khoa học phải xảy ra trong các trường hợp quy định không chỉ một lần mà nhiều lần
Độ chính xác: cần có độ chính xác cao và được thể hiện bằng các con số hoặc phép đo lường cụ thể.
Tính có thể dự đoán: không chỉ đơn thuần là mô tả các hiện tượng mà các nhà nghiên cứu còn dựa vào đó để cố gắng giải thích và dự đoán.
Các loại hình nghiên cứu khoa học thường gặp
Trên thực tế, có rất nhiều loại hình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi sẽ đề cập hai cách phân loại chính là: Phân loại theo tính ứng dụng và phân loại theo phương thức nghiên cứu:
Phân loại theo tính ứng dụng sẽ được chia thành hai loại chính: nghiên cứu thuần túy hoặc nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản hay còn gọi là nghiên cứu lý thuyết: đây là một cuộc điều tra về các nguyên tắc cơ bản và tìm hiểu trình bày về lý do cho sự xuất hiện của một sự kiện hoặc quá trình hoặc hiện tượng cụ thể. Các nghiên cứu cơ sẽ đóng vai trò là kiến thức nền tảng, cơ bản, để cung cấp một cái nhìn sâu sắc và hệ thống về một vấn đề cụ thể nào đó. Các kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ là cơ sở cho khá nhiều nghiên cứu ứng dụng.
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): giúp các nhà nghiên cứu giải quyết một số vấn đề nhất định dựa trên nền tảng lý thuyết và nguyên tắc nổi tiếng và đã được công bố và thừa nhận. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng có tính thực tế và đưa ra các giải pháp có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra sự khác biệt, đổi mới nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu của con người, xã hội.
Các bước tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học
Để thực hiện được một công trình (đề tài ) nghiên cứu khoa học bạn cần phải trải qua 5 bước sau:
- Tìm ý tưởng cho đề tài
- Xác định hướng nghiên cứu
- Chọn tên đề tài nghiên cứu
- Lập đề cương chi tiết cho đề tài
- Tiến hành viết đề tài nghiên cứu khoa học
Ví dụ về đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Đề tài: Quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại một ngân hàng X
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (định nghĩa, các bên tham gia các nghiệp vụ phát sinh, các công cụ của phương pháp thanh toán tín dụng chứng từ)
- Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (định nghĩa về quản trị rủ ro chứng từ, các rủi ro trong phương thức này)
Chương 2: Nêu ra thực trạng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại X
- Giới thiệu về Ngân hàng thương mại X (giới thiệu về ngân hàng, lịch sử hình thành, cơ cấu phòng ban, tình hình hoạt động, thực trạng rủi ro, nguyên nhân các hạn chế…
Chương 3: Đưa ra các Giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng X
- Đưa ra các giải pháp về mặt vi mô (liên quan đến nghiệp vụ, tổ chức, khách hàng…)
- Các giải pháp về mặt pháp vĩ mô (hoàn thiện các phương thức thanh toán, tổ chức thị trường ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế…)
- Kết luận và đưa ra kiến nghị
Danh mục các tài liệu tham khảo
Danh mục từ viết tắt (nếu có)
Phụ lục (nếu có)
Trên đây, là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn về một đề tài nghiên cứu khoa học là gì, các đặc điểm, phân loại và lấy ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể và chi tiết. Bạn hãy tham khảo các thông tin bên trên thật kỹ để có được kết quả cáo với đề tài nghiên cứu của mình thật thành công nhé.